Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
377025

Lễ hội chùa Hàn Sơn - Cửa Thần phù mang đậm dấu ấn quê hương

Ngày 02/05/2018 08:29:36

Lễ khai hội truyền thống Di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn sơn năm 2018

Sáng ngày 25/4/2018 ( tức ngày 10/3 năm Mậu tuất ) Tại di tích lịch sử văn hóa chùa hàn sơn. UBND xã Nga Điền đã tổ chức lễ khai hội truyền thống chùa hàn sơn năm 2018.

Tới dự lễ hội có ông Lê văn Dậu Phó bí thư thường trực huyện ủy Nga Sơn. Ông Trần Ngọc Quyết – Phó bí thư - Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, các đồng chí Uỷ viên ban thường vụ huyện ủy, thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện, UBMTTQ huyện, Thủ trưởng các cơ quan ban ngành đoàn thể huyện Nga Sơn, Ban trị sự giáo hội phật giáo huyện Nga Sơn, Đại biểu xã Nga Điền có các đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy, Ban chấp hành Đảng bộ, các ban ngành đoàn thể trong xã, Lãnh đạo xã Yên Lâm, Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, xã Ngũ phú thành Phố Hải Phòng, cùng đông đảo nhân dân trong, ngoài xã và du khách thập phương cũng về dự.

anh dai bieu.JPG



Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa có lịch sử trên hai trăm năm, toạ lạc trên vùng đất cửa Thần Phù có ngàn năm lịch sử và huyền thoại. Đây là khu vực giao thông thủy bắc – nam quan trọng, nối liền giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Mã.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu các nguồn tài liệu, văn bản hiện có và lời kể của các cụ cao niên trong làng, Chùa Hàn Sơn được xây dựng từ rất lâu đời, chùa có tên gọi là Chùa Không Lộ nhân dân vẫn thường gọi là Chùa Hàn Sơn tự vì nơi đây trước kia có hai dãy núi ở hai bên, mặt trời không chiếu xuống được. Trong quá trình hình thành và phát triển, Chùa Hàn Sơn gắn liền với vùng đất thần phù hải khẩu một địa danh nổi tiếng đã được ghi trong lịch sử việt nam về các cuộc kháng chiến của dân tộc, từ thời Hai Bà Trưng năm 43 sau công nguyên đến các thời vua như vua Đinh tiên Hoàng, Lý Thái Tông và các đời vua sau này đều lấy nơi đây làm căn cứ địa. Hiện nay còn lưu giữ lại được 02 văn bia đựơc tạo tác từ đầu thế kỷ thứ XIX (01 văn bia tạc năm thứ 13 niên Hiệu Thành Thái (1902), 01 văn bia tạc năm thứ 10 niên hiệu Khải Định (1925) đều có mô tả công đức tôn tạo chùa chiền, tổ đường, tịnh xá … Đến năm 1930, thượng tọa Thích Đăng Quế về trụ trì chùa Hàn Sơn và tiếp tục cho tu sửa lại chùa: Xây Điện Thánh Nguyễn Minh Không và phủ thờ tam tòa thánh mẫu. Gần 1 thế kỷ trôi qua kể từ lần trùng tu năm 1930, Chùa Hàn Sơn tọa lạc tại trung tâm cửa thần phù, một chốn linh thiêng, một danh nam nổi tiếng đã từng đi vào thơ ca:

Lênh đênh qua cửa thần phù

Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm

Trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử và bị chiến tranh tàn phá Chùa Hàn Sơn không được còn như xưa. Vì vậy trong thời gian qua khu di tích lịch sử văn hóa Chùa Hàn Sơn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của UBND tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nga Sơn và những tấm lòng vàng của quý phật tử nhân dân trong ngoài xã, lòng nhiệt tình của các dòng họ trong làng, các mạnh thường quân, những người con xa quê và Ông Mai Xuân Thắng Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần du lịch, khách sạn Hải Đăng Hải Phòng đã phát tâm công đức để trùng tu, tôn tạo và tổ chức lễ hội di tích lịch sử văn hóa Chùa Hàn Sơn trên mảnh đất linh thiêng tại cửa thần phù, đến nay đã tạo điểm nhấn mới cho xã Nga Điền khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái và tâm linh, kết nối các điểm du lịch trên địa bàn huyện, tỉnh thanh hóa và tỉnh ninh bình. Di tích lịch sử văn hóa chùa hàn sơn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương trong cả nước, từ khi khu di tích lịch sử văn hóa chùa hàn sơn được đầu tư trùng tu tôn tạo khang trang, hàng năm có hàng nghìn lượt du khách gần xa thường xuyên đến thăm quan chiêm bái để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an.

Theo quốc lộ 1A từ Thành phố Thanh Hóa về phía bắc qua cầu Lèn 1,5 km, chúng ta bắt gặp con đường liên huyện (đường 13) rồi rẽ phải theo hướng đông bắc qua các xã Hà Lâm, Hà Phú, Hà Toại, Hà Thái của huyện Hà Trung khoảng 10 km đến cầu Báo Văn- cây cầu bắc qua kênh Nga Châu - con kênh đào thời Lê Hoàn (thế kỷ X). Tiếp tục hành trình đến ngã năm Hạnh, bắt gặp đường quốc lộ 10B, theo hướng bắc, qua thị trấn Nga Sơn đi khoảng 10 km là đến cầu Điền Hộ. Qua cầu rẽ trái, du khách đi khoảng 3 km nữa là đến làng Chính Đại – nơi có di tích chùa Hàn Sơn.

Không chỉ có vai trò quan trọng về mặt giao thông và quân sự, địa thế nơi đây còn được bao bọc bởi dãy núi đá vôi (Tam Điệp) với địa hình Caxtơ tạo nên cảnh quan kỳ thú với những hang động: Từ Thức, Chùa Tiên, Chùa Hàn Sơn... núi non kết hợp với trời mây sông nước, Thần Phù đã làm nao lòng bao thi nhân mặc khách như: Nguyễn Trung Ngạn; Nguyễn Trãi... Ngoài ra chùa Hàn Sơn còn là nơi mà các cán bộ cách mạng thường lui tới hoạt động, nó còn có giá trị về mặt tư liệu thể hiện những đóng góp của nhân dân ở vùng đất này cho cách mạng và kháng chiến. Với vị trí và ý nghĩa lịch sử như trên, Chùa Hàn Sơn đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Lễ hội chùa Hàn Sơn - Cửa Thần Phù được tổ chức thường niên nhằm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân các vị công thần hộ quốc an dân, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, truyền thống cách mạng của quê hương, đẩy mạnh thi đua yêu nước và xây dựng quê hương đổi mới giàu đẹp.

Lễ hội chùa Hàn Sơn được tổ chức còn nhằm tạo điểm nhấn cho xã Nga Điền khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái và tâm linh, kết nốicác điểm du lịch trên địa bàn huyện, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Ninh Bình.

Tại lễ hội, sau phần lễ thỉnh Tổ, thỉnh Phật, lễ cầu an là liên hoan văn nghệ các làng văn hóa và Lễ rước kiệu từ Đền về Chùa, hát quan họ, hát Chầu Văn; Thả đèn hoa đăng trên sông Hoạt, cửa Thần Phù; Tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian: Thi đấu cờ tướng, thi kéo co… nhằm tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân trong xã về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong việc nâng cao sức khoẻ theo gương Bác Hồ vĩ đại.

anh le hoi ruoc kieu.JPG


anh ruoc kieu ccb.JPG

Đến với di tích lịch sử văn hóa Chùa Hàn Sơn- Cửa Thần Phù, mọi người đến với chốn linh thiêng, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hiện nay, bia Thần phù được phục dựng với quy mô lớn hoàn toàn bằng đá tự nhiên như lời nhắn nhủ tới người dân trong xã và những người con xa quê luôn hướng về quê hương, ghi nhớ các bậc tiền nhân răn dạy về ý chí vươn lên trong cuộc sống. Công trình đồng thời cũng là điểm nhấn của cụm di tích văn hóa lịch sử này, để mọi người có dịp đến chiêm bái cầu tài, cầu lộc, cầu cho quốc thái dân an, mong cho vùng đất địa linh nhân kiệt luôn tỏa sáng cùng với sự phát triển đi lên của xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung trong công cuộc đổi mới,
xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp, văn minh.

Lễ hội chùa Hàn Sơn - Cửa Thần phù mang đậm dấu ấn quê hương

Đăng lúc: 02/05/2018 08:29:36 (GMT+7)

Lễ khai hội truyền thống Di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn sơn năm 2018

Sáng ngày 25/4/2018 ( tức ngày 10/3 năm Mậu tuất ) Tại di tích lịch sử văn hóa chùa hàn sơn. UBND xã Nga Điền đã tổ chức lễ khai hội truyền thống chùa hàn sơn năm 2018.

Tới dự lễ hội có ông Lê văn Dậu Phó bí thư thường trực huyện ủy Nga Sơn. Ông Trần Ngọc Quyết – Phó bí thư - Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, các đồng chí Uỷ viên ban thường vụ huyện ủy, thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện, UBMTTQ huyện, Thủ trưởng các cơ quan ban ngành đoàn thể huyện Nga Sơn, Ban trị sự giáo hội phật giáo huyện Nga Sơn, Đại biểu xã Nga Điền có các đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy, Ban chấp hành Đảng bộ, các ban ngành đoàn thể trong xã, Lãnh đạo xã Yên Lâm, Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, xã Ngũ phú thành Phố Hải Phòng, cùng đông đảo nhân dân trong, ngoài xã và du khách thập phương cũng về dự.

anh dai bieu.JPG



Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa có lịch sử trên hai trăm năm, toạ lạc trên vùng đất cửa Thần Phù có ngàn năm lịch sử và huyền thoại. Đây là khu vực giao thông thủy bắc – nam quan trọng, nối liền giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Mã.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu các nguồn tài liệu, văn bản hiện có và lời kể của các cụ cao niên trong làng, Chùa Hàn Sơn được xây dựng từ rất lâu đời, chùa có tên gọi là Chùa Không Lộ nhân dân vẫn thường gọi là Chùa Hàn Sơn tự vì nơi đây trước kia có hai dãy núi ở hai bên, mặt trời không chiếu xuống được. Trong quá trình hình thành và phát triển, Chùa Hàn Sơn gắn liền với vùng đất thần phù hải khẩu một địa danh nổi tiếng đã được ghi trong lịch sử việt nam về các cuộc kháng chiến của dân tộc, từ thời Hai Bà Trưng năm 43 sau công nguyên đến các thời vua như vua Đinh tiên Hoàng, Lý Thái Tông và các đời vua sau này đều lấy nơi đây làm căn cứ địa. Hiện nay còn lưu giữ lại được 02 văn bia đựơc tạo tác từ đầu thế kỷ thứ XIX (01 văn bia tạc năm thứ 13 niên Hiệu Thành Thái (1902), 01 văn bia tạc năm thứ 10 niên hiệu Khải Định (1925) đều có mô tả công đức tôn tạo chùa chiền, tổ đường, tịnh xá … Đến năm 1930, thượng tọa Thích Đăng Quế về trụ trì chùa Hàn Sơn và tiếp tục cho tu sửa lại chùa: Xây Điện Thánh Nguyễn Minh Không và phủ thờ tam tòa thánh mẫu. Gần 1 thế kỷ trôi qua kể từ lần trùng tu năm 1930, Chùa Hàn Sơn tọa lạc tại trung tâm cửa thần phù, một chốn linh thiêng, một danh nam nổi tiếng đã từng đi vào thơ ca:

Lênh đênh qua cửa thần phù

Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm

Trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử và bị chiến tranh tàn phá Chùa Hàn Sơn không được còn như xưa. Vì vậy trong thời gian qua khu di tích lịch sử văn hóa Chùa Hàn Sơn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của UBND tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nga Sơn và những tấm lòng vàng của quý phật tử nhân dân trong ngoài xã, lòng nhiệt tình của các dòng họ trong làng, các mạnh thường quân, những người con xa quê và Ông Mai Xuân Thắng Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần du lịch, khách sạn Hải Đăng Hải Phòng đã phát tâm công đức để trùng tu, tôn tạo và tổ chức lễ hội di tích lịch sử văn hóa Chùa Hàn Sơn trên mảnh đất linh thiêng tại cửa thần phù, đến nay đã tạo điểm nhấn mới cho xã Nga Điền khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái và tâm linh, kết nối các điểm du lịch trên địa bàn huyện, tỉnh thanh hóa và tỉnh ninh bình. Di tích lịch sử văn hóa chùa hàn sơn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương trong cả nước, từ khi khu di tích lịch sử văn hóa chùa hàn sơn được đầu tư trùng tu tôn tạo khang trang, hàng năm có hàng nghìn lượt du khách gần xa thường xuyên đến thăm quan chiêm bái để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an.

Theo quốc lộ 1A từ Thành phố Thanh Hóa về phía bắc qua cầu Lèn 1,5 km, chúng ta bắt gặp con đường liên huyện (đường 13) rồi rẽ phải theo hướng đông bắc qua các xã Hà Lâm, Hà Phú, Hà Toại, Hà Thái của huyện Hà Trung khoảng 10 km đến cầu Báo Văn- cây cầu bắc qua kênh Nga Châu - con kênh đào thời Lê Hoàn (thế kỷ X). Tiếp tục hành trình đến ngã năm Hạnh, bắt gặp đường quốc lộ 10B, theo hướng bắc, qua thị trấn Nga Sơn đi khoảng 10 km là đến cầu Điền Hộ. Qua cầu rẽ trái, du khách đi khoảng 3 km nữa là đến làng Chính Đại – nơi có di tích chùa Hàn Sơn.

Không chỉ có vai trò quan trọng về mặt giao thông và quân sự, địa thế nơi đây còn được bao bọc bởi dãy núi đá vôi (Tam Điệp) với địa hình Caxtơ tạo nên cảnh quan kỳ thú với những hang động: Từ Thức, Chùa Tiên, Chùa Hàn Sơn... núi non kết hợp với trời mây sông nước, Thần Phù đã làm nao lòng bao thi nhân mặc khách như: Nguyễn Trung Ngạn; Nguyễn Trãi... Ngoài ra chùa Hàn Sơn còn là nơi mà các cán bộ cách mạng thường lui tới hoạt động, nó còn có giá trị về mặt tư liệu thể hiện những đóng góp của nhân dân ở vùng đất này cho cách mạng và kháng chiến. Với vị trí và ý nghĩa lịch sử như trên, Chùa Hàn Sơn đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Lễ hội chùa Hàn Sơn - Cửa Thần Phù được tổ chức thường niên nhằm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân các vị công thần hộ quốc an dân, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, truyền thống cách mạng của quê hương, đẩy mạnh thi đua yêu nước và xây dựng quê hương đổi mới giàu đẹp.

Lễ hội chùa Hàn Sơn được tổ chức còn nhằm tạo điểm nhấn cho xã Nga Điền khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái và tâm linh, kết nốicác điểm du lịch trên địa bàn huyện, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Ninh Bình.

Tại lễ hội, sau phần lễ thỉnh Tổ, thỉnh Phật, lễ cầu an là liên hoan văn nghệ các làng văn hóa và Lễ rước kiệu từ Đền về Chùa, hát quan họ, hát Chầu Văn; Thả đèn hoa đăng trên sông Hoạt, cửa Thần Phù; Tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian: Thi đấu cờ tướng, thi kéo co… nhằm tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân trong xã về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong việc nâng cao sức khoẻ theo gương Bác Hồ vĩ đại.

anh le hoi ruoc kieu.JPG


anh ruoc kieu ccb.JPG

Đến với di tích lịch sử văn hóa Chùa Hàn Sơn- Cửa Thần Phù, mọi người đến với chốn linh thiêng, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hiện nay, bia Thần phù được phục dựng với quy mô lớn hoàn toàn bằng đá tự nhiên như lời nhắn nhủ tới người dân trong xã và những người con xa quê luôn hướng về quê hương, ghi nhớ các bậc tiền nhân răn dạy về ý chí vươn lên trong cuộc sống. Công trình đồng thời cũng là điểm nhấn của cụm di tích văn hóa lịch sử này, để mọi người có dịp đến chiêm bái cầu tài, cầu lộc, cầu cho quốc thái dân an, mong cho vùng đất địa linh nhân kiệt luôn tỏa sáng cùng với sự phát triển đi lên của xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung trong công cuộc đổi mới,
xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp, văn minh.

CÔNG KHAI KẾT QUẢ TTHC