Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
377025

LỄ HỘI CHÙA HÀN SƠN XÃ NGA ĐIỀN NĂM 2019

Ngày 28/05/2019 15:15:28

Sáng ngày 14/4/2019 ( tức ngày 10/3 năm Kỷ Hợi ) UBND xã Nga Điền đã tổ khai mạc lễ hội truyền thống , Di tích lịch sử văn hóa - chùa hàn sơn - Cửa thần phù năm 2019.

Về dự lễ hội có Ông: Mai Văn Ninh, Nguyên ủy viên Trung ương đảng, Phó trưởng ban thường trực ban tuyên giáo trung ương. Ông: Nguyễn Ngọc Ngân- Viện trưởng - viện khoa học kinh tế Đông Nam Á: Ông: Lương Đức Thắng , Phó chánh văn phòng thường trực, ban chỉ đạo Trung ương về văn hóa, Ông: Nguyễn Ngọc Dũng, Phó giám đốc ban quản lý các dự án - Bộ giáo dục và đào tạo, Ông: Đào Trọng Quy, Tỉnh ủy viên, giám đốc Sở tài nguyên và Môi trường, tỉnh Thanh Hóa, Ông: Phạm Văn Tuấn - Trưởng ban quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Thanh Hóa, Ông Trần Ngọc Quyết – Phó bí thư - Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, Ông: Thịnh Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn và đại diện Ban tuyên giáo, Ban dân vận huyện Nga Sơn, Ông: Mai Xuân Thắng, Chủ tịch HĐQT, Ông: Nguyễn Trung Tuyến: Tổng giám đốc - Công ty cổ phần du lịch khách sạn Hải đăng.TP - Hải Phòng, đại diện Ban trị sự giáo hội, phật giáo huyện Nga Sơn, các đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy, Ban chấp hành Đảng bộ, các ban ngành đoàn thể xã Nga Điền và Lãnh đạo các xã trong và ngoài huyện, cùng đông đảo nhân dân trong, ngoài xã và du khách thập phương cũng về dự lễ khai hội Di tích lịch sử chùa hàn sơn - Cửa thần phù năm 2019.

ruoc kieu.JPG

anh dai bieu chua dong.JPG


ruoc kieu dong.JPG
Sau khi rước kiệu từ đến xóm 8 xã Nga Điền về đến Di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn các đồng chí lãnh đạo đã tổ chức dâng hương và Ông Vũ Ngọc Huynh Chủ tịch UBND xã Trưởng ban tổ chức lễ hội đã đọc diễn văn khai mạc lễ hội Chùa Hàn Sơn năm 2019.

anh khai mac.JPG

Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa có lịch sử trên hai trăm năm, toạ lạc trên vùng đất cửa Thần Phù có ngàn năm lịch sử và huyền thoại. Qua nghiên cứu và tìm hiểu các nguồn tài liệu, văn bản hiện có và lời kể của các cụ cao niên trong làng, Chùa Hàn Sơn được xây dựng từ rất lâu đời, chùa có tên gọi là Chùa Không Lộ nhân dân vẫn thường gọi là Chùa Hàn Sơn tự vì nơi đây trước kia có hai dãy núi ở hai bên, mặt trời không chiếu xuống được. Trong quá trình hình thành và phát triển, Chùa Hàn Sơn gắn liền với vùng đất thần phù hải khẩu một địa danh nổi tiếng đã được ghi trong lịch sử việt nam về các cuộc kháng chiến của dân tộc, từ thời Hai Bà Trưng năm 43 sau công nguyên đến các thời vua, như vua Đinh tiên Hoàng, Lý Thái Tông và các đời vua sau này đều lấy nơi đây làm căn cứ địa. Hiện nay còn lưu giữ lại được 02 văn bia đựơc tạo tác từ đầu thế kỷ thứ XIX (01 văn bia tạc năm thứ 13 niên Hiệu Thành Thái (1902), 01 văn bia tạc năm thứ 10 niên hiệu Khải Định (1925) đều có mô tả công đức tôn tạo chùa chiền, tổ đường, tịnh xá … Đến năm 1930, thượng tọa Thích Đăng Quế về trụ trì chùa Hàn Sơn và tiếp tục cho tu sửa lại chùa: Xây Điện Thánh Nguyễn Minh Không và phủ thờ tam tòa thánh mẫu. Gần 1 thế kỷ trôi qua kể từ lần trùng tu năm 1930, Chùa Hàn Sơn tọa lạc tại trung tâm cửa thần phù, một chốn linh thiêng, một danh nam nổi tiếng đã từng đi vào thơ ca:

Lênh đênh qua cửa thần phù

Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm

Trong thời gian lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, như thi môn cờ tướng, bắt vịt, đập heo đất, nấu cơm rượu, đẩy gậy đôi nam, nữ, đi cầu phao. Biểu diễn nghệ thuật giao lưu văn hóa của các làng văn hóa trong và ngoài xã, đã thu hút hàng vạn du khách gần xa về tham dự lễ hội tạo nên điểm nhấn về văn hóa và hấp dẫn cho du khách tại lễ hội năm nay.
Lễ hội di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn được tổ chức hàng năm nhằm kế thừa và bảo tồn di sản và phát huy truyền thống của ông cha để lại. Đảng bộ và nhân dân xã Nga Điền luôn phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức xây dựng xóm, xã nâng cao và kiểu mẫu.



LỄ HỘI CHÙA HÀN SƠN XÃ NGA ĐIỀN NĂM 2019

Đăng lúc: 28/05/2019 15:15:28 (GMT+7)

Sáng ngày 14/4/2019 ( tức ngày 10/3 năm Kỷ Hợi ) UBND xã Nga Điền đã tổ khai mạc lễ hội truyền thống , Di tích lịch sử văn hóa - chùa hàn sơn - Cửa thần phù năm 2019.

Về dự lễ hội có Ông: Mai Văn Ninh, Nguyên ủy viên Trung ương đảng, Phó trưởng ban thường trực ban tuyên giáo trung ương. Ông: Nguyễn Ngọc Ngân- Viện trưởng - viện khoa học kinh tế Đông Nam Á: Ông: Lương Đức Thắng , Phó chánh văn phòng thường trực, ban chỉ đạo Trung ương về văn hóa, Ông: Nguyễn Ngọc Dũng, Phó giám đốc ban quản lý các dự án - Bộ giáo dục và đào tạo, Ông: Đào Trọng Quy, Tỉnh ủy viên, giám đốc Sở tài nguyên và Môi trường, tỉnh Thanh Hóa, Ông: Phạm Văn Tuấn - Trưởng ban quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Thanh Hóa, Ông Trần Ngọc Quyết – Phó bí thư - Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, Ông: Thịnh Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn và đại diện Ban tuyên giáo, Ban dân vận huyện Nga Sơn, Ông: Mai Xuân Thắng, Chủ tịch HĐQT, Ông: Nguyễn Trung Tuyến: Tổng giám đốc - Công ty cổ phần du lịch khách sạn Hải đăng.TP - Hải Phòng, đại diện Ban trị sự giáo hội, phật giáo huyện Nga Sơn, các đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy, Ban chấp hành Đảng bộ, các ban ngành đoàn thể xã Nga Điền và Lãnh đạo các xã trong và ngoài huyện, cùng đông đảo nhân dân trong, ngoài xã và du khách thập phương cũng về dự lễ khai hội Di tích lịch sử chùa hàn sơn - Cửa thần phù năm 2019.

ruoc kieu.JPG

anh dai bieu chua dong.JPG


ruoc kieu dong.JPG
Sau khi rước kiệu từ đến xóm 8 xã Nga Điền về đến Di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn các đồng chí lãnh đạo đã tổ chức dâng hương và Ông Vũ Ngọc Huynh Chủ tịch UBND xã Trưởng ban tổ chức lễ hội đã đọc diễn văn khai mạc lễ hội Chùa Hàn Sơn năm 2019.

anh khai mac.JPG

Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa có lịch sử trên hai trăm năm, toạ lạc trên vùng đất cửa Thần Phù có ngàn năm lịch sử và huyền thoại. Qua nghiên cứu và tìm hiểu các nguồn tài liệu, văn bản hiện có và lời kể của các cụ cao niên trong làng, Chùa Hàn Sơn được xây dựng từ rất lâu đời, chùa có tên gọi là Chùa Không Lộ nhân dân vẫn thường gọi là Chùa Hàn Sơn tự vì nơi đây trước kia có hai dãy núi ở hai bên, mặt trời không chiếu xuống được. Trong quá trình hình thành và phát triển, Chùa Hàn Sơn gắn liền với vùng đất thần phù hải khẩu một địa danh nổi tiếng đã được ghi trong lịch sử việt nam về các cuộc kháng chiến của dân tộc, từ thời Hai Bà Trưng năm 43 sau công nguyên đến các thời vua, như vua Đinh tiên Hoàng, Lý Thái Tông và các đời vua sau này đều lấy nơi đây làm căn cứ địa. Hiện nay còn lưu giữ lại được 02 văn bia đựơc tạo tác từ đầu thế kỷ thứ XIX (01 văn bia tạc năm thứ 13 niên Hiệu Thành Thái (1902), 01 văn bia tạc năm thứ 10 niên hiệu Khải Định (1925) đều có mô tả công đức tôn tạo chùa chiền, tổ đường, tịnh xá … Đến năm 1930, thượng tọa Thích Đăng Quế về trụ trì chùa Hàn Sơn và tiếp tục cho tu sửa lại chùa: Xây Điện Thánh Nguyễn Minh Không và phủ thờ tam tòa thánh mẫu. Gần 1 thế kỷ trôi qua kể từ lần trùng tu năm 1930, Chùa Hàn Sơn tọa lạc tại trung tâm cửa thần phù, một chốn linh thiêng, một danh nam nổi tiếng đã từng đi vào thơ ca:

Lênh đênh qua cửa thần phù

Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm

Trong thời gian lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, như thi môn cờ tướng, bắt vịt, đập heo đất, nấu cơm rượu, đẩy gậy đôi nam, nữ, đi cầu phao. Biểu diễn nghệ thuật giao lưu văn hóa của các làng văn hóa trong và ngoài xã, đã thu hút hàng vạn du khách gần xa về tham dự lễ hội tạo nên điểm nhấn về văn hóa và hấp dẫn cho du khách tại lễ hội năm nay.
Lễ hội di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn được tổ chức hàng năm nhằm kế thừa và bảo tồn di sản và phát huy truyền thống của ông cha để lại. Đảng bộ và nhân dân xã Nga Điền luôn phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức xây dựng xóm, xã nâng cao và kiểu mẫu.



CÔNG KHAI KẾT QUẢ TTHC