Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
377025

TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngày 09/11/2022 11:57:14

MỤC ĐÍCH, ÝNGHĨA NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM, LAN TỎA TINH THẦN THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT
Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 - Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ra đời đã quy định và khẳng định hơn nữa quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và doanh nhân.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 40 quốc gia tổ chức "Ngày Pháp luật" hay Ngày Hiến pháp như một ngày hội hằng năm để kỷ niệm ngày ký, ngày ban hành Hiến pháp của nước mình.
Ở nước ta, theo quy định tại Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012 thì: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 75 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị-pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước.
Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành.Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta
Chính vì vậy, mục đích, ý nghĩa quan trọng của Ngày Pháp luật là để nhân dân thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người và trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc, đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
Thứ nhất,thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.
Thứ hai,xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền - lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.
Thứ ba,đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước.
Thứ tư,nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân:
Thứ năm,hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, cần phải xây dựng lối sống tôn trọng pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các ứng xử theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh; không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời mà trở thành thói quen. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật.

BANG ZON 2.jpg
Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể Nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

BANG ZON 3.jpg

Với mục đích, ý nghĩa trên, hòa chung khí thế của cả nước Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2022. Cán bộ và nhân dân xã Nga Điền đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc để chào mừng và Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: Tuyền truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã; treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền, lồng ghép nội dung tuyên truyền với các hội nghị của Trung Tâm học tập cộng đồng, của UBND xã, và các đoàn thể nhằm làn tỏa một cách thiết thực có ý nghĩa đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã về mục đích ý nghĩa ngày pháp luật Việt Nam.
BANG ZON 4.jpg

Từthực tiễn trong hoạtđộng. Ủy Ban nhân dân xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện việc tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau nhưtuyên truyền pháp luật thông qua hội nghị, tập huấn, hòa giải, tuyên truyền bằng miệng, tuyên truyền Pháp luật thông qua Tủsách Pháp luật, thông qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ, tuyên truyền Pháp luật thông qua Hương ước, quy ước của Làng văn hóa, cơ quan văn hóa, qua hệ thống đài truyền thanh của xã. Với các công việc đã thực hiện được như đã nêu ở trên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa không những ngày càng được quan tâm đúng mức mà hiệu quả của công tác này mang lại là rất lớn trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn trật tự, an ninh chính trị và an toàn xã hội trong đời sống chính trị đang có nhiều biến động như hiện nay. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể đang thực sự có hiệu quả và mang lại ngày càng nhiều những kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như hiệu quả của công tác này đối với mọi người dân, đặc biệt là công tác đưa pháp luật vào cuộc sống của người dân theo chủ trương của cấp ủy, Uỷ Ban nhân dânđã đề racần tập trung thực hiện trong thời gian tới, cụ thể:


BANG ZON 5.jpg

Thứ nhất,tiếp tục quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàxã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý đất nước, phát triển xã hội, tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật. Việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cần bám sát và cụ thể hoá tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện thật tốt Luật PBGDPL năm 2012; rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật để phù hợp với thực tiễn, trong đó có các quy định về Ngày Pháp luật Việt Nam.

BANG ZON.jpg
Thứ hai,tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam theo hướng gắn kết giữa PBGDPL và xây dựng, thi hành pháp luật, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL theo hướng lấy người dân làm trung tâm để trở thành công việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi người. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông, báo chí, các thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở, cổ động trực quan; chú trọng tổ chức đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
BANG ZON 6.jpg

Thứ ba,thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL từ Trung ương đến cơ sở, nhất là đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chủ động trong tìm hiểu và gương mẫu trong thực thi pháp luật; gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với thông tin, phổ biến pháp luật tới Nhân dân; đồng thời, vận động, khuyến khích công dân tìm hiểu, sử dụng, chấp hành, tuân thủ pháp luật.
Thứ tư,tổ chức thực hiện PBGDPL hướng mạnh về cơ sở, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị và đoàn thể trong triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam. Xây dựng và phát triển các mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả, thiết thực gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và phong trào hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, hướng tới nhóm đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL để mọi người đều được tham gia học tập, tìm hiểu pháp luật.
Thứ năm,đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, huy động nguồn lực trong xã hội tham gia vào công tác PBGDPL nói chung, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam nói riêng; phát huy vai trò của nhà trường, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, tổ chức hành nghề luật tham gia hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Chú trọng kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; làm điểm mô hình, hình thức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả để từ đó nhân rộng; đồng thời quan tâm khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, PBGDPL, thi hành pháp luật.
nN Người viết tin bài:
Hoàng Văn Nghĩa - Công chức Tư pháp hộ tịch

TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Đăng lúc: 09/11/2022 11:57:14 (GMT+7)

MỤC ĐÍCH, ÝNGHĨA NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM, LAN TỎA TINH THẦN THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT
Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 - Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ra đời đã quy định và khẳng định hơn nữa quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và doanh nhân.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 40 quốc gia tổ chức "Ngày Pháp luật" hay Ngày Hiến pháp như một ngày hội hằng năm để kỷ niệm ngày ký, ngày ban hành Hiến pháp của nước mình.
Ở nước ta, theo quy định tại Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012 thì: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 75 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị-pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước.
Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành.Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta
Chính vì vậy, mục đích, ý nghĩa quan trọng của Ngày Pháp luật là để nhân dân thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người và trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc, đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
Thứ nhất,thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.
Thứ hai,xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền - lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.
Thứ ba,đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước.
Thứ tư,nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân:
Thứ năm,hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, cần phải xây dựng lối sống tôn trọng pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các ứng xử theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh; không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời mà trở thành thói quen. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật.

BANG ZON 2.jpg
Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể Nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

BANG ZON 3.jpg

Với mục đích, ý nghĩa trên, hòa chung khí thế của cả nước Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2022. Cán bộ và nhân dân xã Nga Điền đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc để chào mừng và Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: Tuyền truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã; treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền, lồng ghép nội dung tuyên truyền với các hội nghị của Trung Tâm học tập cộng đồng, của UBND xã, và các đoàn thể nhằm làn tỏa một cách thiết thực có ý nghĩa đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã về mục đích ý nghĩa ngày pháp luật Việt Nam.
BANG ZON 4.jpg

Từthực tiễn trong hoạtđộng. Ủy Ban nhân dân xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện việc tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau nhưtuyên truyền pháp luật thông qua hội nghị, tập huấn, hòa giải, tuyên truyền bằng miệng, tuyên truyền Pháp luật thông qua Tủsách Pháp luật, thông qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ, tuyên truyền Pháp luật thông qua Hương ước, quy ước của Làng văn hóa, cơ quan văn hóa, qua hệ thống đài truyền thanh của xã. Với các công việc đã thực hiện được như đã nêu ở trên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa không những ngày càng được quan tâm đúng mức mà hiệu quả của công tác này mang lại là rất lớn trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn trật tự, an ninh chính trị và an toàn xã hội trong đời sống chính trị đang có nhiều biến động như hiện nay. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể đang thực sự có hiệu quả và mang lại ngày càng nhiều những kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như hiệu quả của công tác này đối với mọi người dân, đặc biệt là công tác đưa pháp luật vào cuộc sống của người dân theo chủ trương của cấp ủy, Uỷ Ban nhân dânđã đề racần tập trung thực hiện trong thời gian tới, cụ thể:


BANG ZON 5.jpg

Thứ nhất,tiếp tục quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàxã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý đất nước, phát triển xã hội, tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật. Việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cần bám sát và cụ thể hoá tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện thật tốt Luật PBGDPL năm 2012; rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật để phù hợp với thực tiễn, trong đó có các quy định về Ngày Pháp luật Việt Nam.

BANG ZON.jpg
Thứ hai,tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam theo hướng gắn kết giữa PBGDPL và xây dựng, thi hành pháp luật, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL theo hướng lấy người dân làm trung tâm để trở thành công việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi người. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông, báo chí, các thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở, cổ động trực quan; chú trọng tổ chức đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
BANG ZON 6.jpg

Thứ ba,thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL từ Trung ương đến cơ sở, nhất là đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chủ động trong tìm hiểu và gương mẫu trong thực thi pháp luật; gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với thông tin, phổ biến pháp luật tới Nhân dân; đồng thời, vận động, khuyến khích công dân tìm hiểu, sử dụng, chấp hành, tuân thủ pháp luật.
Thứ tư,tổ chức thực hiện PBGDPL hướng mạnh về cơ sở, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị và đoàn thể trong triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam. Xây dựng và phát triển các mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả, thiết thực gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và phong trào hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, hướng tới nhóm đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL để mọi người đều được tham gia học tập, tìm hiểu pháp luật.
Thứ năm,đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, huy động nguồn lực trong xã hội tham gia vào công tác PBGDPL nói chung, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam nói riêng; phát huy vai trò của nhà trường, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, tổ chức hành nghề luật tham gia hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Chú trọng kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; làm điểm mô hình, hình thức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả để từ đó nhân rộng; đồng thời quan tâm khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, PBGDPL, thi hành pháp luật.
nN Người viết tin bài:
Hoàng Văn Nghĩa - Công chức Tư pháp hộ tịch

CÔNG KHAI KẾT QUẢ TTHC