Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
377025

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh

Ngày 12/12/2017 22:53:45

Xã Nga Điền có nhiều danh lam thắng cảnh, hệ thống những hang động, núi non ở đây đã tạo nên nhiều cảnh quan kỳ thú, trong quần thể hang động Từ Thức, chùa Tiên, Mai An Tiêm. Du khách có thể đi thuyền ngược dòng sông Hoạt ngắm cảnh đôi bờ từ cửa Càn đến Bia Thần. Từ ngàn đời xưa nơi đây là cửa biển nổi tiếng về cảnh đẹp, nhưng cũng rất nguy hiểm cho thuyền bè qua lại. Những đoàn thuyền từ Bắc vào Nam, trước đây khi qua nơi này đều phải có tay lái thạo nghề sông nước mới vượt qua được cửa biển Thần Phù. Thần Phù đã được khắc vào núi đá và đi vào thơ ca nhắn nhủ mọi người khi qua nơi đây:

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”

Cảnh trời mây, non nước Thần Phù đã làm nao lòng thi nhân, như Nguyễn Trãi trong bài “Quán Thần Phù hải khẩu”.

“Thần Phù hải khẩu dạ trung qua

Nại thử phong thanh nguyệt bạch hà

Giáp ngạn thiên phong bài ngọc duẩn

Trung lưu nhất thuỷ tẩu thanh xà.

Gia sơn như tạc anh hùng thệ,

Thiên địa vô tình sự biến đa

Hồ Việt nhất yên kim hach đổ,

Tứ mình tòng thử tức kình ba”.

Dịch thơ là:

“Thần Phù vượt cửa giữa đêm thanh,

Gió mát trăng trong biết mấy tình!

Một dòng sông sát bờ bày búp ngọc

Một dòng chen giữa chạy rồng xanh.

Non sông trơ đó, anh hùng vắng,

Trời đất lòng nào sự biến kinh.

Hồ Việt một nhà may được thấy,

Từ nay bốn biển lặng tâm kình”

Quần thể "Búp Ngọc" đó, ngày nay đã nằm trên đất liền. Cửa biển Thần Phù hung dữ ngày nào nay trở thành những làng quê trù phú của các xã đôi bờ sông Hoạt.

Bên cạnh cửa biển Thần phù là di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn uy nghi, đồ sộ, vừa có nét cổ kính lại vừa mang vẻ đẹp hiện đại, là nơi dừng chân của nhiều du khách khi tới nơi đây.

Theo các nguồn tài liệu và lời kể của các cụ cao niên trong làng, chùa Hàn Sơn được xây dựng từ rất lâu đời. Chùa có tên gọi là chùa Không Lộ, nhân dân vẫn thường gọi là chùa Hàn Sơn tự vì nơi đây trước kia có hai dãy núi ở hai bên, mặt trời không chiếu xuống được. Trong quá trình hình thành và phát triển, chùa Hàn Sơn gắn liền với vùng đất Thần Phù. Gần 1 thế kỷ trôi qua, từ lần trung tu năm 1930, chùa Hàn Sơn tọa lạc tại trung tâm cửa Thần Phù, một chốn linh thiêng đã đi vào thơ ca. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và bị chiến tranh tàn phá, chùa Hàn Sơn không còn được như xưa và bà con phật tử trong và ngoài xã đã tích cực góp công, góp của xây dựng chùa, nhưng do nguồn tài chính hạn hẹp, nên qui mô và chất lượng công trình chưa xứng tầm với di tích.

Để bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn, tháng 8-2014 từ nguồn xã hội hóa và đặc biệt là sự ủng hộ, giúp đỡ của những người con xa quê và gia đình ông Mai Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Khách sạn Hải Đăng (TP Hải Phòng) đã thiện tâm công đức vô lượng, chùa Hàn Sơn đã được khởi công xây dựng. Sau hơn 18 tháng thi công, một công trình hiện đại, gồm các hạng mục như: Cổng tam quan, nhà mẫu, ao sen, nhà tổ và các công trình phụ trợ trong khu di tích đã được hoàn thành, không những đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân và bà con phật tử mà còn tạo điểm nhấn cho địa phương trong việc khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái và tâm linh.

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh

Đăng lúc: 12/12/2017 22:53:45 (GMT+7)

Xã Nga Điền có nhiều danh lam thắng cảnh, hệ thống những hang động, núi non ở đây đã tạo nên nhiều cảnh quan kỳ thú, trong quần thể hang động Từ Thức, chùa Tiên, Mai An Tiêm. Du khách có thể đi thuyền ngược dòng sông Hoạt ngắm cảnh đôi bờ từ cửa Càn đến Bia Thần. Từ ngàn đời xưa nơi đây là cửa biển nổi tiếng về cảnh đẹp, nhưng cũng rất nguy hiểm cho thuyền bè qua lại. Những đoàn thuyền từ Bắc vào Nam, trước đây khi qua nơi này đều phải có tay lái thạo nghề sông nước mới vượt qua được cửa biển Thần Phù. Thần Phù đã được khắc vào núi đá và đi vào thơ ca nhắn nhủ mọi người khi qua nơi đây:

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”

Cảnh trời mây, non nước Thần Phù đã làm nao lòng thi nhân, như Nguyễn Trãi trong bài “Quán Thần Phù hải khẩu”.

“Thần Phù hải khẩu dạ trung qua

Nại thử phong thanh nguyệt bạch hà

Giáp ngạn thiên phong bài ngọc duẩn

Trung lưu nhất thuỷ tẩu thanh xà.

Gia sơn như tạc anh hùng thệ,

Thiên địa vô tình sự biến đa

Hồ Việt nhất yên kim hach đổ,

Tứ mình tòng thử tức kình ba”.

Dịch thơ là:

“Thần Phù vượt cửa giữa đêm thanh,

Gió mát trăng trong biết mấy tình!

Một dòng sông sát bờ bày búp ngọc

Một dòng chen giữa chạy rồng xanh.

Non sông trơ đó, anh hùng vắng,

Trời đất lòng nào sự biến kinh.

Hồ Việt một nhà may được thấy,

Từ nay bốn biển lặng tâm kình”

Quần thể "Búp Ngọc" đó, ngày nay đã nằm trên đất liền. Cửa biển Thần Phù hung dữ ngày nào nay trở thành những làng quê trù phú của các xã đôi bờ sông Hoạt.

Bên cạnh cửa biển Thần phù là di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn uy nghi, đồ sộ, vừa có nét cổ kính lại vừa mang vẻ đẹp hiện đại, là nơi dừng chân của nhiều du khách khi tới nơi đây.

Theo các nguồn tài liệu và lời kể của các cụ cao niên trong làng, chùa Hàn Sơn được xây dựng từ rất lâu đời. Chùa có tên gọi là chùa Không Lộ, nhân dân vẫn thường gọi là chùa Hàn Sơn tự vì nơi đây trước kia có hai dãy núi ở hai bên, mặt trời không chiếu xuống được. Trong quá trình hình thành và phát triển, chùa Hàn Sơn gắn liền với vùng đất Thần Phù. Gần 1 thế kỷ trôi qua, từ lần trung tu năm 1930, chùa Hàn Sơn tọa lạc tại trung tâm cửa Thần Phù, một chốn linh thiêng đã đi vào thơ ca. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và bị chiến tranh tàn phá, chùa Hàn Sơn không còn được như xưa và bà con phật tử trong và ngoài xã đã tích cực góp công, góp của xây dựng chùa, nhưng do nguồn tài chính hạn hẹp, nên qui mô và chất lượng công trình chưa xứng tầm với di tích.

Để bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn, tháng 8-2014 từ nguồn xã hội hóa và đặc biệt là sự ủng hộ, giúp đỡ của những người con xa quê và gia đình ông Mai Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Khách sạn Hải Đăng (TP Hải Phòng) đã thiện tâm công đức vô lượng, chùa Hàn Sơn đã được khởi công xây dựng. Sau hơn 18 tháng thi công, một công trình hiện đại, gồm các hạng mục như: Cổng tam quan, nhà mẫu, ao sen, nhà tổ và các công trình phụ trợ trong khu di tích đã được hoàn thành, không những đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân và bà con phật tử mà còn tạo điểm nhấn cho địa phương trong việc khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái và tâm linh.

CÔNG KHAI KẾT QUẢ TTHC